logo

 

OK® LENS LÀ GÌ?

Đây là phương pháp điều trị không phẫu thuật, không xâm lấn nhằm khử độ cận, giúp bạn không còn phụ thuộc vào kính gọng hay kính tiếp xúc. Phương pháp này sử dụng kính tiếp xúc cứng thấm khí đeo trong lúc ngủ để điều chỉnh hình dạng giác mạc, qua đó điều chỉnh độ cận thị.

OK® LENS CÓ TÊN GỌI KHÁC KHÔNG?

Bạn có thể nghe nhiều thuật ngữ khác nhau như Orthokeratology (ORTHO-K), Corneal Refractive  Therapy (CRT), Vision Shaping Technology (VST), Accelerated Ortho Keratology (AKO), Gentle Vision Shaping System (AVSS), Gentle Molding và Overnight Corneal Reshaping (ORC).

  • Đừng bối rối! Tất cả đều là kỹ thuật chỉnh hình giác mạc bằng cách đeo kính tiếp xúc khoảng 7 – 10 tiếng trong lúc ngủ vào ban đêm. Buổi sáng, bạn sẽ tháo kính sau khi thức dậy, nhưng tác dụng điều chỉnh của kính kéo dài tới 24-72 tiếng. Nhờ vậy bạn có thể nhìn rõ cả ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính tiếp xúc.

OK® LENS TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

  • Mắt bình thường là khi tia sáng hội tụ ngay trên võng mạc, tạo ra hình ảnh rõ nét. Tật khúc xạ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng ánh sáng hội tụ ngoài võng mạc (trước hoặc sau võng mạc) dẫn đến nhìn mờ, hình ảnh không rõ nét.
  • Cận thị xuất hiện khi giác mạc quá cong hoặc nhãn cầu quá dài do vậy hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở trước võng mạc. Người cận thị nhìn những vật ở gần rõ hơn ở xa.
  • Giác mạc (tròng đen) chiếm khoảng 60% độ hội tụ của mắt, do đó những thay đổi nhỏ trên giác mạc có thể điều chỉnh được công suất khúc xạ của nhãn cầu. Chỉ cần chiều dày giác mạc mỏng đi 6mm (khoảng 5% chiều dày một sợi tóc) là độ cận giảm bớt đi 1 đi ốp.
  • Kính tiếp xúc thông thường không thể thay đổi tình trạng mắt bạn, chúng chỉ có tác dụng như một thấu kính. Khi đeo vào, thị lực sẽ cải thiện, nhưng gỡ ra, tương tự lúc ta bỏ kính gọng ra khỏi mắt, mọi thứ sẽ mờ trở lại. Chỉ kính tiếp xúc OK® LENS với cấu trúc và chất liệu đặc biệt mới có thể thay đổi hình dạng giác mạc.
  • Kính OK® LENS không dùng lực ép cơ học lên mắt mà làm giảm áp lực thủy tinh trong lớp nước mắt giữa kính tiếp xúc và mắt để nắn chỉnh dần lớp tế bào trên bề mặt của giác mạc (lớp biểu mô) dẫn đến thay đổi độ cong bề mặt, qua đó thay đổi độ hội tụ của mắt.

Kính tiếp xúc OK® LENS được đặt lên giác mạc trong lúc ngủ

Tạo áp lực nhẹ nhàng lên lớp nước mắt ở trung tâm giác mạc.

MẤT BAO LÂU MỚI CÓ THỂ NHÌN RÕ?

Tùy theo độ khúc xạ ban đầu và các đặc điểm riêng của mỗi người, có thể cần 1 đến 4 tuần để đạt thị lực tối đa. Tuy nhiên, một số bạn có thể nhìn rõ chỉ trong vài ngày, thậm chí ngay ngày hôm sau. Thời gian đầu, bạn sẽ đeo OK® LENS 7 đến 10 tiếng mỗi đêm, khi thời gian điều trị đủ dài, mắt ổn định, một số bạn có thể chỉ cần mang kính cách ngày hoặc ít hơn để duy trì hiệu quả điều trị.

OK® LENS CÓ AN TOÀN KHÔNG?

OK® LENS rất an toàn, không phẫu thuật, không xâm lấn và có thể đảo ngược. Vào năm 1994 phương pháp này dã được FDA (cơ quan quản lý an toàn thuốc và thực phẩm Mỹ) chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên OK® LENS cũng có một vài nguy cơ nhỏ như kính tiếp xúc truyền thống. Với sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và sự tuân thủ nghiêm túc của bệnh nhân về vấn đề vệ sinh và lịch tái khám thì những nguy cơ này là rất thấp. Hơn nữa chất liệu của OK® LENS là từ BOSTON XO, có tính thấm khí cao 115DK, đảm bảo cung cấp đủ oxy, yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của giác mạc.

NHỮNG AI THÍCH HỢP VỚI OK® LENS?

  • Người bị cận nhẹ, trung bình hoặc dưới 10 độ không kèm loạn thị.
  • Trẻ em đang tăng độ trong quá trình phát triển.
  • Những người gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi đeo kính gọng hoặc tiếp xúc thông thường vào ban ngày.
  • Những người quá trẻ để phẫu thuật.
  • Những người không thích hợp hoặc không muốn phẫu thuật tật khúc xạ.

LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP OK® LENS ?

Trên thực tế, nhiều bác sĩ đã nhận định việc sử dụng kính áp tròng ban đêm được đánh giá cao và phát triển vì những lý do sau:

•    Biểu hiện tác dụng thay đổi độ cong giác mạc trong thời gian ngắn (tác dụng nhanh), tác dụng kéo dài, đáp ứng đủ thời gian cần thị lực tốt trong ngày (từ trên 8 giờ).

•    Không đòi hỏi sự thích nghi của từng bệnh nhân.

•    Không chịu tác động của bụi, gió, thời tiết.

Các bệnh nhân thấy hài lòng với việc chỉ đặt kính vào mắt trước khi khi đi ngủ và lấy kính ra khỏi mắt khi thức dậy vào buổi sáng. Trong tuần đầu đặt kính, người sử dụng kính có thể thấy cộm mắt nhưng cảm giác này sẽ hết khi nhắm mắt và sẽ mất hẳn sau vài ngày.